Những hiểu lầm tai hại về răng khôn

Một hàm răng tốt là khi nó làm tốt nhiệm vụ ăn nhai và đảm bảo thẩm mỹ cho toàn hàm. Tuy nhiên, không phải chiếc răng nào cũng làm tốt vai trò này, đặc biệt là răng khôn. Những hiểu nhầm tai hại về nó khiến giới y khoa nổ ra nhiều tranh cãi và nhiều người trong chúng ta có cách xử lí không phù hợp.

>> Xem thêm: Nhổ răng khôn mọc lệch hàm trên, nhổ răng khôn hàm dưới

1. Răng khôn khiến con người trở nên khôn ngoan hơn

Đây là hiểu nhầm lớn nhất về răng khôn. Răng khôn là chiếc răng hàm số 8 hay còn gọi là răng hàm lớn thứ 3, mọc cuối cùng khi con người trưởng thành, vì vậy gọi là răng khôn. Thông thường, tuổi mọc răng khôn của con người là 17 – 25 tuổi. Chữ “khôn” của nó không nói về vấn đề trí tuệ con người cũng không ảnh hưởng đến sự thông minh của chúng ta mà chỉ là sự “khôn lớn trưởng thành” mà thôi.

2. Răng khôn thay thế cho răng sữa

Trên thực tế, răng khôn không thay thế cho bất kỳ răng sữa nào. Nó không bao giờ mọc trên bề mặt của nướu răng mà thường mọc sâu trong nướu và chiếc răng số 8 này sẽ tự mọc lên khi bạn đủ 17 tuổi. Tuy nhiên, khi hàm không đủ chỗ trống dành cho răng khôn, nó sẽ thường mọc lệch chèn vào răng bên cạnh hoặc mọc ngầm bên trong nướu. Đây chính là nguyên nhân khiến răng khôn là thủ phạm của các vấn đề về nướu và sức khỏe răng miệng.

3. Nhổ bỏ răng khôn không gây hại gì

Đây là một ngộ nhận khá nghiêm trọng. Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể người đều có nhiệm vụ nhất định của nó dù ít hay nhiều. Mặc dù răng khôn khá ít lợi ích và mọc chậm hơn so với các răng khác nhưng cũng không nên nhổ bỏ nếu răng khôn bạn mọc thẳng đúng chỗ. Vì răng khôn mọc đúng vị trí giúp trụ cầu cho khuôn hàm của bạn đầy đặn hơn, thực hiện tốt chức năng nhai, cắn, xé thức ăn. Nhất là khi răng hàm của bạn vì lý do nào đó mà biến mất thì răng khôn là sự thay thế hiệu quả.

4. Khi nào nên nhổ răng khôn: Nhổ bỏ ngay khi chúng vừa mọc lên?

Quả là một suy nghĩ nguy hiểm. Chúng ta chỉ nên nhổ răng khôn khi: răng mọc lệch hoặc ngầm đã gây biến chứng (đau, khít hàm, viêm sưng, sâu răng, răng chen chúc…). Khi ấy, răng khôn mọc trong cùng nên rất khó làm sạch, dễ là nơi tích tụ thức ăn gây hôi miệng và các vấn đề khác.

(St)

Comments

comments