Quá trình mọc răng bình thường của trẻ từ 0-7 tuổi

Thông thường, trẻ em chào đời với miệng chưa mọc răng. Tuy nhiên, dưới lợi của chúng, nơi chúng ta không thể nhìn thấy được, tất cả các răng, ngoại trừ các răng khôn, đã sẵn sàng tạo thành.

Hầu hết các răng sữa của trẻ bắt đầu nhú lên quanh thời điểm các bé được 6 tháng tuổi. Thông thường sẽ là 2 răng cửa ở hàm dưới đầu tiên và trong 2 năm tiếp theo, các răng khác sẽ mọc lên sau đó. Các răng có thể cứng, khiến lợi bị viêm sưng và đau nhức trong quá trình nhú lên.

Một số người hình dung rằng, các răng sữa chỉ là tạm thời nên việc mất chúng cũng không ảnh hưởng gì. Điều đó không đúng. Rụng răng sữa quá sớm có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của các răng khác.

Các răng sữa chiếm giữ chỗ mọc của răng trưởng thành. Vì vậy, rụng răng sữa quá sớm do sâu răng có thể để mất việc chiếm giữ vị trí này, dẫn đến hậu quả là răng mọc quá nhiều, xô lệch. Răng sữa cũng rất cần cho sự phát âm, nhai và sự phát triển cơ – xương hàm. Chúng thậm chí cũng ảnh hưởng tới việc nâng cao hình dạng khuôn mặt.

Do đó, việc chăm sóc các răng sữa cũng rất quan trọng, đặc biệt khi chúng mỏng hơn răng trưởng thành tới 50%. Khi bọn trẻ lớn lên, khoảng trống giữa các răng sữa bắt đầu hình thành để tạo chỗ cho những chiếc răng trưởng thành rộng hơn và cao hơn ở dưới lợi.

Khi trẻ được khoảng 6 tuổi, các răng trưởng thành bắt đầu nhú lên. Và khi quá trình này xảy ra, các chân răng sữa bắt đầu lung lay và đứt lìa do áp lực của các răng trưởng thành. Răng sữa sẽ rụng đi để nhường chỗ cho các răng trưởng thành mọc lên vĩnh viễn. Đây là thời điểm chúng ta cần phải chăm sóc răng hết sức cẩn thận.

>>> Xem thêm tin bài liên quan: Hàn răng sâuChữa sâu răng sữaLấy cao răng không ê
Nguồn: vietnamnet.vn

Comments

comments