Hàn răng sâu để bền đẹp và đảm bảo chất lượng phải tuân thủ theo đúng quy trình. Tuy trám răng đơn giản nhưng cần độ tỉ mỉ và chính xác vì vậy bạn nên chọn phòng khám có trang thiết bị hiện đại và bác sỹ có tay nghề cao.
>> Xem thêm: chữa sâu răng sữa
1. Hàn răng sâu trong trường hợp nào?
Ngày nay, phần lớn người dân Việt Nam đều mắc bệnh sâu răng. Tại Việt Nam, theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001 của Viện Răng Hàm Mặt, tỷ lệ sâu răng của trẻ 12 tuổi là 57,3%, tỷ lệ này là 72,3% ở nhóm tuổi từ 35 – 44 tuổi, 47,3% mất răng toàn bộ. Riêng ở TP.HCM, tỷ lệ sâu răng trẻ 12 tuổi là 79,9%.
Bệnh sâu răng chủ yếu do các loại vi khuẩn hình thành tại mảng bám trên răng gây nên. Sâu răng phát sinh do quá trình vệ sinh răng miệng không tốt, thêm vào đó là thói quen ăn đồ ngọt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn sẽ sản sinh ra a xít làm tổn hại đến mô răng gây bệnh sâu răng chứ không có… con sâu như nhiều người tưởng.
Khi mới bị sâu răng, bệnh nhân thường không đau nhức quá nhiều, nhưng khi đã hình thành nên lỗ sâu thì có thể xuất hiện các cơn đau dữ dội hơn, đau nhiều lần hơn và cơn đau liên tục không dứt, kéo dài trong khoảng thời gian dài, có khi gây khó ngủ. Đặc biệt là khi sâu răng tiến vào tủy có thể gây nên những cơn đau buốt nhói đến tận óc rất khó chịu.
Răng sâu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến bề mặt răng bị phá hủy, nhiều trường hợp ngả màu vàng hoặc đen xỉn gây mất thẩm mỹ.
Hiện có khá nhiều phương pháp điều trị răng sâu trong đó hàn răng sâu là cách chữa sâu răng hiệu quả và khá phổ biến bởi chi phí thấp với những thao tác đơn giản, giúp mang lại cho bạn một hàm răng đẹp và khỏe mạnh. Nhưng liệu rằng hàn răng sâu như thế nào là đúng cách và đạt chuẩn an toàn của Bộ Y tế? Các bác sĩ của Nha khoa Thẩm mỹ Hà Nội sẽ cùng bạn đi tìm hiểu quy trình này một cách chi tiết và tỉ mỉ nhất.
2. Quy trình hàn răng sâu đạt chuẩn mang lại hiệu quả cao
Thời gian hoàn tất một ca hàn răng sâu không quá lâu nhưng đòi hỏi bác sĩ cần có tay nghề cao để vết trám được bền khít mà không gây đau nhức cho bệnh nhân. Các bước hàn răng sâu tại Nha khoa Thẩm mỹ Hà Nội bao gồm 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Thăm khám là bước quan trọng đầu tiên trước khi tiến hành hàn trám. Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát khoang miệng và cho chụp X – quang để xem lỗ sâu ăn vào trong răng đến mức độ nào để có phác đồ điều trị răng sâu thích hợp nhất. Với những trường hợp răng chớm sâu thì không nhất thiết phải trám răng và có thể điều trị bằng cách tái khoáng.
Bước 2: Gây tê cho bệnh nhân hàn răng cửa bị sâu
Hàn răng sâu thực chất không gây đau nhức nhiều, tuy nhiên với trường hợp răng sâu cần tiến hành nạo vết răng sâu có thể gây đau và ê buốt cho bệnh nhân thì gây tê là bước không thể bỏ qua giúp giảm ê buốt, đau nhức tối đa, tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Bước 3: Nạo sạch vết sâu
Nạo sạch vết sâu thực chất là quá trình dùng thiết bị chuyên dụng làm sạch phần bị sâu trên răng, loại bỏ các mô răng bị bệnh để ngăn chặn sự phát triển của vết sâu răng, không để tồn lại mầm bệnh tái phát sau khi điều trị.Tuy nhiên, việc nạo vết sâu cần tuân thủ đúng kỹ thuật, nếu nạo không sạch các mô bệnh thì hiện tượng đau nhức hoặc sâu răng tái phát là điều hoàn toàn có thể xảy ra, trong khi đó nếu nạo quá nhiều mô lành có thể khiến cho cấu trúc răng bị tổn thương.
Bước 4: Hàn chỗ răng sâu
Bác sĩ sẽ dùng chất liệu chuyên dụng để tiến hành trám bít vào chỗ răng sâu, ngăn không cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển trở lại, việc tạo hình cũng được chú ý để đảm bảo tính thẩm mỹ cho một hàm răng đẹp. Đèn laser cũng được sử dụng để đông cứng vết trám. Sau khi vết trám có độ cứng nhất định, cần thiết thêm một thao tác nữa là đánh bóng để tạo tính thẩm mỹ sau khi trám, hoàn thành quy trình hàn răng sâu trực tiếp.
Với phương pháp hàn răng sâu theo kỹ thuật gián tiếp Inlay/Onlay cần tối thiểu là 2 buổi hẹn. Bác sĩ sẽ dùng mũi khoan để tạo hình xoang trám thích hợp cho từng loại vật liệu trám và trám răng. Sau khi tạo hình xoang trám, bác sĩ sẽ lấy dấu răng, đổ mẫu hàm và gửi đến labo. Các kỹ thuật viên tại labo sẽ tạo ra miếng trám một cách thật chính xác. Sau đó ở lần hẹn kế tiếp bác sĩ sẽ thử và gắn miếng trám vào răng bằng vật liệu dán dính.
Sau khi hoàn tất các bước hàn răng sâu, bác sĩ sẽ chụp phim kiểm tra lại răng và mài chỉnh những điểm vướng cộm sau khi trám. Bệnh nhân cũng hoàn toàn có thể xem phần răng đã được hàn để thấy rõ sự khác biệt trước và sau khi điều trị.
3. Một số lưu ý sau khi hàn răng sâu
Việc hàn răng sâu tuy không phải là thao tác khó nhưng về cơ bản không phải là phương pháp có độ bền chắc lâu dài và sau một thời gian có thể bị bong bật khi ăn nhai, do đó cần thiết một công nghệ trám răng hiện đại cũng như bác sỹ có chuyên môn giỏi nhằm mang lại cho vết hàn có độ bám dính cao nhất.
Sau khi hàn răng sâu, khả năng nhai thức ăn sẽ được phục hồi và khắc phục hoàn toàn triệu chứng đau nhức, ê buốt. Răng hàn theo công nghệ mới có độ bền chắc trong nhiều năm mà không cần hàn trám lại. Tuy nhiên, trong quá trình ăn nhai bạn cần lưu ý tránh những thức ăn quá cứng, dai hoặc chứa nhiều đường. Sau khi ăn cần đánh răng để loại bỏ những mảng bám trên răng bằng bàn chải lông mềm.
Nếu bạn cần tư vấn thêm bất kỳ các thông tin có liên quan đến hàn răng sâu hay bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Nha khoa Thẩm mỹ Hà Nội để được các bác sĩ hỗ trợ một cách cụ thể nhất.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Nha Khoa Thẩm Mỹ Hà Nội
75 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
SĐT: 0243 942 4255
Website: nhakhoathammyhanoi.vn