Ngăn ngừa sâu răng cho bé

Theo Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, sâu răng là một trong những bệnh viêm nhiễm mãn tính phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể dẫn tới nhiều rắc rối nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng nói, nghe và tiếp thu, học hỏi cũng như quá trình trẻ tươ

Theo Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, sâu răng sữa là một trong những bệnh viêm nhiễm mãn tính phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể dẫn tới nhiều rắc rối nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng nói, nghe và tiếp thu, học hỏi cũng như quá trình trẻ tương tác với thế giới xung quanh.

Cần chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay cả khi bé chưa mọc đủ răng. Ảnh internet

Dạy con thói quen chăm sóc răng miệng chính là cách để bạn giúp trẻ hạn chế nguy cơ bị sâu răng, giúp bé có ý thức bảo vệ sức khỏe răng miệng ngay từ khi còn bé. Hãy tham khảo một số bí quyết dưới đây.

1. Đừng đợi răng của trẻ mọc đầy đủ

Các bà mẹ thường chỉ quan tâm chăm sóc răng cho trẻ khi đã mọc nhiều răng. Trên thực tế, một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh trong quá trình mang thai sẽ mang lại những tác động tích cực đối với sức khỏe răng miệng của thai nhi, vì chúng giúp loại trừ nguy cơ xuất hiện các vết nứt trên môi hay trong vòm họng của trẻ.

Viện hàm lâm Nha khoa Nhi Hoa Kỳ khuyến cáo phụ huynh cần thực hiện các bước vệ sinh miệng, lưỡi và chăm sóc lợi bằng khăn mềm và nước ấm từ những tuần lễ đầu tiên sau khi trẻ chào đời.

2. Chọn bàn chải phù hợp với độ tuổi của trẻ

Khi răng đã bắt đầu mọc, bạn cần đánh răng cho bé hai lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm, phù hợp với độ tuổi của bé. Nên chọn những loại bàn chải có đầu lông tròn để không làm đau nướu và có tay cầm rộng. Những loại kem đánh răng đặc biệt dành riêng cho trẻ em thường có độ ngọt và không chứa flo, an toàn cho sức khỏe vì các bé thường nuốt kem nhiều hơn là nhả chúng ra ngoài.

Đối với những trẻ dưới hai tuổi, bạn chỉ cần cho một ít kem đánh răng lên bề mặt bàn chải. Lượng kem sẽ tăng lên bằng kích cỡ của hạt đậu Hà Lan khi trẻ trên hai tuổi. Đến tuổi thứ tám, trẻ đã có thể sử dụng loại kem đáng răng thông thường như người lớn.

Ngoài ra, bạn cũng chú ý thay bàn chải cho bé ít nhất ba tháng một lần để ngăn ngừa những tổn hại cho lợi khi lông bàn chải bị mòn.

3. Không nếm thức ăn của con

Thói quen nếm thức ăn khi cho trẻ ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Trong cơ thể của trẻ vốn không có những vi khuẩn gây sâu răng. Tuy nhiên, nếu bạn nếm thức ăn của con trước khi cho chúng “măm măm”, trẻ có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn gây sâu răng từ người lớn.

Do đó, trong giai đoạn chăm sóc con nhỏ, bạn cũng cần lưu ý đến việc bảo vệ sức khỏe răng miệng của bản thân để hạn chế khả năng lây nhiễm những vi khuẩn nguy hiểm.

4. Chú ý đến những thực phẩm có lợi cho răng

Ăn quá nhiều đồ ngọt tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng. Trong khi đó, một số thực phẩm lại có khả năng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Theo các chuyên gia, phó mát là món ăn vặt lý tưởng cho trẻ vì chúng kích thích hoạt động của tuyến nước bọt, giúp rửa trôi các mảnh vụn thức ăn có trong khoang miệng và ngăn chặn sự tấn công của các a-xít làm răng suy yếu. Ngoài ra, can-xi và phốt-pho trong phó mát còn giúp củng cố lớp men răng.

5. Chỉ uống nước lọc sau khi đã đánh răng vào ban đêm

Hãy giúp trẻ từ bỏ thói quen uống sữa hoặc nước trái cây trước khi đi ngủ. Nước lọc là lựa chọn duy nhất sau khi trẻ đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ và chuẩn bị lên giường. Thói quen uống sữa hay nước ép trái cây vào ban đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng, là một trong những nguyên nhân khiến răng bị phá hủy nhanh chóng và nghiêm trọng nhất ở trẻ em.

Nguồn: Sức khỏe đời sống

Comments

comments