Đau răng, ê buốt răng, viêm lợi… vấn đề thường gặp sau khi bọc răng sứ. Vậy muốn bọc răng sứ cần lưu ý gì để giảm tình trạng trên
Tôi có hàm răng xỉn màu nên cách đây vài năm đã đi bọc răng sứ. Tuy nhiên, sau đó một thời gian, tôi thường bị ê buốt răng mỗi khi ăn món quá nóng hoặc quá lạnh như lẩu hoặc kem, nước đá. Tôi không rõ có phải do mình bọc răng sứ hay không? Em gái tôi cũng bị răng xỉn màu giống tôi và cũng muốn đi bọc răng sứ vì hàm răng xỉn khiến em không tự tin khi giao tiếp. Mong chuyên mục tư vấn nên hay không?
Lan Hương (Hà Nội)
Ê buốt răng là một vấn đề nha khoa thường gặp. Tình trạng này thường xảy ra đột ngột, đau nhói, xuất phát từ ngà răng bị lộ khi có các kích thích như thức ăn cay-nóng-lạnh, sự cọ xát mạnh… Chứng ê buốt răng nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ biến chứng sang các bệnh răng miệng nghiêm trọng khác như viêm nướu, viêm chân răng, hỏng răng…
Ngoài những nguyên nhân thường thấy như chế độ ăn uống, thói quen nghiến răng, thói quen chải răng gây tổn thương cấu trúc răng… thì “thủ phạm” nguy hiểm không thể không nhắc đến trong trường hợp của bạn là bọc răng sứ thẩm mỹ. Bọc răng sứ bị ê buốt nhức nhối kéo dài thường xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, răng bị ê buốt do bệnh lý tủy răng sẵn có: Trước khi bọc răng sứ, nếu việc điều trị bệnh lý về răng miệng, chữa tủy và lấy tủy răng không dứt điểm, vi khuẩn đọng lại và sau một thời gian bọc mão răng sứ cố định sẽ làm răng đau nhức trở lại, khó chịu hơn.
Thứ 2, răng nhạy cảm: Trường hợp bạn có cơ địa răng nhạy cảm, dù bác sĩ mài răng chuẩn xác đi nữa thì vẫn có hiện tượng ê buốt.
Thứ 3, chế độ ăn không phù hợp: Ăn đồ ăn cứng cũng là một nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị nhức, không vệ sinh răng miệng đúng cách làm cho vi khuẩn có điều kiện sinh sản và phát triển gây ra các bệnh lý răng miệng.
Thứ 4, kỹ thuật bọc răng sứ không đảm bảo độ chính xác: Việc lấy dấu mẫu hàm và gắn thử răng sứ nhiều lần tác động vào răng và phần nướu cũng làm cho răng bị ê buốt. Bên cạnh đó, việc chế tạo răng sứ có kích thước sai lệch gây chèn ép cùi răng và các răng bên cạnh khiến răng bị ê buốt.
Điều đáng lo ngại khi bọc răng sứ là việc mài cùi răng quá nhiều. Răng được cấu tạo bởi 3 lớp, ngoài cùng là men răng, tiếp theo là ngà răng và trong cùng là tủy răng. Nếu nha sĩ mài quá nhiều có thể ảnh hưởng đến tủy răng, gây viêm tủy từ đó dẫn đến ê nhức răng. Sự ê buốt sẽ càng trầm trọng hơn nếu việc mài răng thực hiện trên nền răng yếu.
Vì liên quan đến thẩm mĩ nên em gái bạn vẫn có thể bọc răng sứ. Tuy nhiên, khi bọc răng cần tuân thủ nguyên tắc hạn chế tối đa việc mài răng thật hoặc mài răng sâu bởi mài răng sâu đồng nghĩa với việc diệt tủy răng. Điều này giúp tránh tổn hại tới tủy răng, gây viêm tủy răng – nguyên nhân số một gây đau nhức.
Làm răng sứ ở đâu tốt nhất? Hiện nay các cơ sở nha khoa uy tín ở các nước phát triển khi bọc răng sứ đã không phải mài sâu và lấy tủy. Cách làm biến răng sống thành răng chết đã và đang dần dần bị loại trừ. Công nghệ mới, tiên tiến hiện nay, phần răng bị mài có thể chỉ khoảng 0,3mm thay vì mài tới hàng >2mm như trước đây, theo đó, tủy răng không bị tổn thương, người bọc răng sứ không còn phải chịu cảm giác khó chịu do ê nhức.
Nguồn: giadinh.net.vn