Mè đen là loại thực phẩm quen thuộc của mỗi gia đình Việt, thế nhưng không phải ai cũng biết những công dụng tuyệt vời của mè đen trong y học và nha khoa, trong đó có tác dụng chống viêm nướu, làm chắc răng hiệu quả.
Mè có ba loại trắng, vàng và đen, trong đó vừng đen có nhiều dược tính nhất nên được dùng làm thuốc chữa bệnh. Mè đen có vị ngọt bùi, tính bình, không độc, ít acid béo bão hoà, được Đông y dùng làm thuốc vì có tác dụng dưỡng huyết, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh; dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt…
Theo Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội): “Dầu vừng đen là một thực phẩm quý, đặc biệt, có giá trị dinh dưỡng và hàm lượng chất béo không bão hòa rất cao. Nếu có điều kiện sử dụng hàng ngày, dầu vừng đen có tác dụng hạn chế và phòng ngừa cũng như chữa trị được rất nhiều bệnh đối với cơ thể con người.”
Dầu mè đen có tác dụng thải độc cơ thể
Cho đến nay có thể nói không có loại thuốc tiên gì chữa được bách bệnh, tuy nhiên việc súc miệng dầu vừng (khoảng 2 thìa cà phê) trong 15-20 phút mỗi ngày, hay còn gọi là liệu pháp nhai dầu, để kéo chất độc trong cơ thể ra, có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định hiệu quả của biện pháp đơn giản này”.
Tốt nhất là thực hành việc nhai dầu trước bữa ăn sáng. Để tối đa hoá hiệu quả của liệu pháp nhai dầu, khuyến cáo nên làm ngày ba lần, nhưng luôn luôn trước bữa ăn khi bụng đói hoàn toàn.
Dầu mè đen có công dụng chống viêm nướu, làm chắc răng
Dầu vừng đen cũng có tác dụng phòng viêm nướu, viêm nha chu. Kết quả nghiên cứu tại ĐH quốc tế Maharishi ở Iowa, những sinh viên súc miệng bằng dầu mè có thể giảm đến 85% vi khuẩn gây viêm nướu. Qua kinh nghiệm những người đi trước, nhai dầu mè đen còn làm hết nhức răng, hết nhiễm trùng, ngừng việc hư răng thêm, làm giảm hay loại trừ sự nhạy cảm của răng và làm chắc răng.
Nhai dầu mè đen có thể điều chỉnh tuyến nội tiết và hệ thống miễn dịch hướng về tình trạng cân bằng.
Việc nhai dầu cũng sẽ chữa trị/làm lành các chứng bệnh: nhức đầu, chứng đau nửa đầu, hắt xì, cảm lạnh và nhiều đau nhức khác trong vài ngày. Những cơn đau nhẹ còn lại sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng 2- 3 lần thực hành nhai dầu buổi sáng tiếp sau đó.
Điểm độc đáo của phương pháp chữa lành này là tính đơn giản. Phương pháp chỉ gồm việc làm luân chuyển dầu vừng trong miệng. Tiến trình chữa lành được hoàn thành bởi quá trình hoạt động của hệ thống cơ quan trong cơ thể con người. Nhờ vậy nó có thể chữa lành các tế bào, các mô và tất cả các cơ quan cùng một lúc; cơ thể tự loại trừ các độc tố mà không gây xáo trộn cho các tế bào lành mạnh.
Giảm lượng đường huyết
Đường huyết tăng cao dễ dẫn đến nguy cơ bệnh đái tháo đường. Vì thế, trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường, các bác sĩ thường khuyên cần hạn chế sử dụng mỡ động vật mà nên dùng các loại dầu thực vật để thay thế như: dầu vừng đen, dầu nành,… vì có chứa các axit béo không no cần thiết cho cơ thể. Tạp chí Medicinal Foods trước đây cũng đăng tải một nghiên cứu thí nghiệm trên động vật cho thấy sự giảm bớt glucose trong máu ở những động vật bị đái tháo đường nhờ chúng được cho ăn dầu vừng đen.
Chữa cảm lạnh
Dầu vừng đen có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường như: hắt hơi, ho, sổ mũi. Theo một số nghiên cứu, dùng một chút hương dầu mè trong điều trị bệnh xoang và cảm lạnh mang lại hiệu quả rất tích cực. Phương pháp dân gian đơn giản nhất là lấy một lượng dầu mè đen xoa lên ngực để giảm lạnh ngực và rửa sạch dầu sau khoảng nửa giờ.
Trị táo bón bằng dầu mè
Dùng một lượng dầu mè đầy một chén uống nước uống vào buổi sáng hoặc nhai 2 nắm hạt mè đen cũng rất công hiệu.
Trị lang ben trắng
Lấy 1 chén nhỏ dầu vừng hòa với rượu uống mỗi ngày 3 lần, uống liên tục đến khi khỏi. Trong khi uống thuốc kiêng đồ lạnh, đồ sống, thịt gà, thịt lợn, tỏi.
Hi vọng với những thông tin trên, bạn sẽ tìm được cách sử dụng dầu mè đen hiệu quả, có lợi cho sức khỏe gia đình.