Chăm sóc răng thế nào khi có tuổi?

Tỉ lệ ung thư răng miệng trở nên cao hơn vào sau tuổi 60 cùng với nhiều vấn đề khác như sâu răng, bệnh nướu răng…

Tỉ lệ người lớn tuổi bị sâu răng còn cao hơn cả trẻ em. Bệnh răng miệng còn dẫn tới vấn đề tim mạch rất nguy hiểm. Do đó, tìm hiểu cách chăm sóc răng miệng khi có tuổi là điều rất cần thiết.

1. Tránh khô miệng

Nước bọt rất cần thiết cho quá trình “tái khoáng hóa” giữ răng chắc khỏe. Nhưng nhiều loại thuốc có thể gây khô miệng và tuyến nước bọt cũng không hoạt động tốt khi có tuổi. Uống nhiều nước hơn, súc miệng vào buổi tối là cần thiết.

2. Dùng bàn chải thật tốt

Các bệnh xương khớp như loãng xương, viêm khớp hay các vấn đề về hoạt động có thể khiến việc đánh răng trở nên khó khăn hơn. Bàn chải điện tử là một trợ lực tốt lúc này. Cạnh đó, người nhà cũng cần để ý đến khả năng tự đánh răng sạch sẽ của người cao tuổi.

3. Chú trọng thêm fluoride

Đánh răng sạch quan trọng hơn dùng nước súc miệng, người cao tuổi nên bổ sung thêm fluoride trong kem đánh răng và nước súc miệng để tránh sâu răng.

4. Chú ý chế độ ăn

Nhiều người không ăn đủ canxi và vitamin D, điều này có thể gây phát triển bệnh loãng xương dẫn đến nguy cơ mất răng. Cũng cần chú ý đến lượng đường vì nó gây hại cho răng.

5. Khám nha sĩ (ngay cả khi chỉ còn răng giả)

Thường xuyên đi khám răng mỗi sáu tháng là cách tốt nhất để ngăn ngừa các nguy cơ về sức khỏe răng miệng. Ngay cả khi dùng răng giả, nha sĩ có thể xem xét chúng có còn phù hợp để tránh bệnh đau nướu, phát hiện các nguy cơ ung thư.

>>> Xem thêm tin liên quan: Cấy ghép implant Hàn QuốcĐeo niềng răng thẩm mỹLấy cao răng không ê

Nguồn 24h

Comments

comments