Bọc răng sứ công nghệ cũ: 4 nguy cơ phải đối mặt

Bọc răng sứ hiện đang là cách thức làm đẹp được nhiều người lựa chọn để có được nụ cười rạng rỡ, cuốn hút hơn. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu & lựa chọn kỹ càng, bạn rất dễ buộc mình phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

1. Răng thật bị mài mòn, không thể khôi phục

Công đoạn không thể thiếu trong quy trình bọc răng sứ hiện nay đó là mài cho nhỏ bớt răng thật, sau đó gắn lên một răng giả bằng sứ. Để đảm bảo đồng đều về màu sắc, kết cấu hình dạng tự nhiên, nha sĩ sẽ mài toàn bộ 12 răng, từ răng cửa đến răng nanh. Tùy theo chất lượng răng của bạn và tay nghề của bác sĩ mà bạn sẽ phải mài răng nhiều hay ít. Nếu chẳng may thực hiện ở cơ sở không chất lượng, răng của bạn có thể bị mài đến tận lớp tủy răng, khiến  chết tủy và răng sẽ yếu đi nhiều. Khi bạn nhận ra răng thật của mình đã bị mài mòn không thương tiếc, thì đồng thời, bạn cũng sẽ đối mặt với hàng tá nguy cơ: răng thật có thể nứt, gãy bất cứ lúc nào; chức năng ăn nhai không tốt đến đến nuốt chửng, lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về tiêu hóa.

Làm răng thẩm mỹ theo phương pháp cũ bắt buộc phải mài răng, gây ra những tổn thương nặng nề cho cấu trúc răng, tủy răng, thậm chí ảnh hưởng tới toàn bộ khoang miệng.

Công nghệ răng sứ thẩm mỹ tiên tiến nhất thế giới hiện nay (dán Veneer) nói “không” với việc mài răng, bảo tồn răng thật 100%. Song, điều đáng buồn là không phải ai cũng biết.

2. Ê buốt và đau đớn

Với công nghệ răng sứ kiểu cũ,  mài răng gần như trở thành điều bắt buộc, bạn sẽ lĩnh hậu quả  khi răng thật bị mài mòn quá mức. Hậu quả lớn nhất, rõ nhất và dai dẳng nhất  chính là cảm giác ê buốt, đau nhức khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên.

Mài răng thẩm mỹ gây ra những cơn đau kinh hoàng cho nhiều người.

Sự đau nhức ấy xuất phát từ 4 lỗi cơ bản thường mắc phải trong quy trình bọc răng sứ kiểu cũ:

– Mài quá nhiều mô răng:  chuyên viên phục hình thiếu kinh nghiệm dẫn tới mài răng không đúng phương pháp. Trong quá trình mài phạm vào sừng tủy hoặc mài quá nhiều mô răng dẫn tới sát tủy, vi khuẩn xâm nhập vào tủy gây viêm tủy;

– Mài cùi không đúng kỹ thuật dẫn tới sinh nhiệt ở mũi khoan, dẫn tới viêm tủy: Do sử dụng hệ thống tay khoan không đạt tiêu chuẩn, khả năng tưới nước kém, hệ thống mũi khoan quá cùn, rung lắc nhiều dẫn tới sinh nhiệt tại răng do ma sát giữa múi khoan và mô răng, làm cho tủy bị tổn thương.

Bất kỳ sai sót nào trong quá trình làm răng thẩm mỹ cũng có thể gây nên hậu quả, khiến răng ê buốt.

– Làm răng tạm không đúng quy cách hoặc không làm răng tạm: Sau khi mài, cùi răng còn lại đã bị mất men, chỉ còn lớp ngà và tủy răng, nếu răng sau mài không được bảo vệ bằng răng tạm hoặc răng tạm không tốt, không đủ kín, vi khuẩn từ môi trường miệng sẽ xâm nhập vào tủy gây viêm tủy răng;

– Sử dụng chất gắn răng không phù hợp: Những loại chất gắn thế hệ cũ có nhược điểm lớn là khi đông khô sẽ trải qua giai đoạn hạ PH, tạo ra môi trường a xít gây viêm tủy sau khi gắn răng.

Viêm tủy nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng phương pháp sẽ dẫn tới nang xương hàm.

3. Viêm lợi

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ là một trong những biến chứng đáng lo ngại, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng, và được cho là yếu tố khởi phát dẫn tới viêm quanh răng, làm tiêu xương ổ dẫn tới mất răng hàng loạt. Khi thực hiện bọc răng sứ, quá trình mài răng hoặc vệ sinh khoang miệng không đúng, dẫn đến làm tổn thương ngà răng, gây kích ứng nướu/lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn và thức ăn xâm nhập xuống dưới gây viêm lợi. Cơ thể bệnh nhân dị ứng với loại sứ làm răng giả có thể gây kích ứng nướu/lợi và gây viêm nướu/lợi trầm trọng. Cũng không loại trừ môt số bệnh lý răng miệng khác không được xử lý dứt điểm trước khi bọc răng sứ cũng có thể là mầm mống gây viêm lợi.

4. Hôi miệng

Những tưởng bọc răng sứ sẽ giải thoát người dùng khỏi sự tự ti về một hàm răng khấp khểnh, ố vàng,… Song, nếu các thao tác không được thực hiện chuẩn xác, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với một nỗi lo mới: Chứng hôi miệng.

Hôi miệng là chứng bệnh “đính kèm” không mong muốn sau khi thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ theo công nghệ cũ.

Nguyên nhân gây hôi miệng sau khi bọc răng sứ có thể do: Răng sứ có vết nứt hay những rãnh sần sùi làm thức ăn, vi khuẩn dễ bám vào dẫn đến hôi miệng; các cầu răng ở ngay phần nhịp làm không đúng kỹ thuật, hở nhịp, khó vệ sinh, thức ăn dễ bị bám vào cùi răng thật bên trong gây ra mùi hôi;  răng sứ không được gắn sát vào chân răng, chân răng bị hở, thức ăn và vi khuẩn tích tụ vào cùi răng thật bên trong, lâu ngày phân hủy và gây ra tình trạng hôi miệng.

Chất liệu làm nên răng sứ cũng là tác nhân quan trọng gây nên tình trạng “rau mùi”. Các loại răng sứ có cốt kim loại sau một thời gian sử dụng, dưới sự tác động của nước bọt, hóa chất, vi khuẩn… sẽ bị oxi hóa, kích ứng răng thật và nướu, gây ra mùi khó chịu cho răng miệng.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Comments

comments