Teen tuyệt đối tránh những thói quen như chải răng ngang, dùng kem đánh răng không chứa fluor hay coi răng là công cụ mở nắp chai.
1. Quên đánh răng
Rõ ràng bạn thừa biết không đánh răng gây tổn hại tới răng và hơi thở thế nào, nhưng có lẽ do “vô tình” mà bạn thường xuyên quên bước chăm sóc đơn giản này. Theo khảo sát năm 2014, có tới 20% người dân Mỹ không đánh răng hàng ngày.
Miệng bạn luôn chứa đầy vi khuẩn. Khi chúng trú ngụ ở đó đủ lâu sẽ sản sinh ra a-xít hủy hoại men răng. Việc đánh răng là tối cần thiết để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trước khi chúng đủ sức mạnh hoành hành thành cao răng.
2. Chải răng ngang
Việc đánh răng không đơn giản là cho bàn chải vào miệng và chà ngang dọc linh tinh, công đoạn đó cũng cần kỹ thuật. Bí quyết ở đây là dùng bàn chải lông mềm, chải răng theo những vòng tròn nhỏ, hoặc theo chiều dọc để đạt hiệu quả làm sạch tối ưu.
Một lỗi điển hình khác là bạn chải răng quá nhanh. 2 phút là khoảng thời gian tối thiểu nhé! Hãy đảm bảo bàn chải tới được mọi ngõ ngách trong khoang miệng.
3. Dùng kem đánh răng không chứa fluor
Một số loại kem đánh răng, đặc biệt là làm từ tự nhiên, không chứa fluor. Tuy nhiên, đây là chất rất cần thiết để có răng miệng khỏe mạnh. Sở dĩ nó quan trọng là bởi nếu bạn không thể loại bỏ hết mảng bám trên răng, thì fluor sẽ đóng vai trò là khoáng chất chống lại a-xít cho vi khuẩn sinh ra để bảo vệ, phục hồi răng.
Hãy bỏ ra vài phút để tìm dụng cụ bật nắp chai hay cái kìm để sửa khóa kéo của chiếc túi thay vì lấy răng thực hiện những nhiệm vụ trên. Thậm chí, dùng răng cắn móng tay cũng đủ gây tổn hại cho men răng rồi nhé!
5. Nhai đá viên
Răng không được cấu tạo đủ chắc khỏe để nghiền những thứ quá cứng. Đặc biệt là đá lạnh, chúng không chỉ làm hại men răng, còn dễ dẫn tới tình trạng răng bị ê buốt. Răng rất nhạy cảm với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
6. Uống nhiều nước ngọt có ga
Nếu sử dụng loại đồ uống này thường xuyên, nguy cơ hỏng men răng là rất cao. Nếu chưa thể từ bỏ cơn nghiện đồ uống ngọt, hãy chuẩn bị tinh thần đánh răng thường xuyên hơn để đường không bám lại nhiều trên bề mặt răng.
Nguồn: Sức khỏe đời sống