Ngoài những tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng quát, bệnh tiểu đừng cũng có thể ảnh hưởng tới răng, nướu răng, khoang miệng của bạn. Hãy cùng Nha khoa Thẩm mỹ Hà Nội tìm hiểu những hệ lụy của bệnh tiểu đường đối với sức khỏe răng miệng.
Tiểu đường có gây hại cho mắt, thần kinh, thận, tim và giảm sức đề kháng của cơ thể với nhiễm trùng và làm chậm quá trình lành bệnh. Ngoài ra, tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng tới răng, nướu răng, khoang miệng của bạn. Dưới đây là những rối loạn răng miệng có liên quan tới bệnh tiểu đường:
Tăng nguy cơ sâu răng
Vi khuẩn trong miệng tương tác với tinh bột và đường từ thực phẩm hình thành các mảng bám trên răng. Ở người bệnh tiểu đường, tăng đường huyết làm tăng nguy cơ sâu răng.
Tăng độ nặng của bệnh lợi
Cơ thể chúng ta có khả năng miễn dịch bẩm sinh chống lại vi khuẩn gây mảng bám hình thành bệnh lợi và sâu răng. Tuy nhiên, tiểu đường làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể do vậy tăng nguy cơ hình thành mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám khiến cho lợi bị viêm (sưng và đỏ), kết quả là gây chảy máu lợi. Nếu mảng bám không được loại bỏ qua đánh răng thường xuyên nó sẽ bị cứng lại tạo thành cao răng khiến cho bệnh lợi tiến triển nặng hơn (viêm nha chu) trong đó các mô mềm và xương hỗ trợ răng bị phá hủy. Điều này có thể dẫn tới mất răng.
Khô miệng
Một triệu chứng của tiểu đường không được phát hiện là khô miệng, có thể do khô niêm mạc nhầy do lượng đường trong máu cao, thiếu hydrat hóa và/hoặc bệnh thần kinh do tiểu đường làm yếu chức năng của tuyến nước bọt, do vậy giảm tiết nước bọt. Khô miệng có thể dẫn tới tăng đau loét miệng, nhiễm trùng và sâu răng.
Nhiễm nấm
Mức đường huyết cao trong nước bọt kích thích sự phát triển của nấm Candida và có thể gây nấm miệng. Nấm miệng tạo ra những mảng đỏ hoặc trắng bóng (giống như sữa đông) trong miệng có thể bị lau sạch dễ dẫn tới chảy máu. Những mảng bám này có thể gây đau hoặc gây loét. Nấm trên lưỡi dẫn tới nóng rát, khó nuốt, thay đổi vị giác.
Nhiễm trùng và chậm lành
Tiểu đường làm giảm sức đề kháng với nhiễm trùng, làm chậm lành vết thương, gây khó khăn cho các phẫu thuật lợi và miệng. Điều này gây khó kiểm soát mức đường huyết sau phẫu thuật. Các bác sĩ yêu cầu kiểm tra mức đường huyết trước khi có bất kỳ thủ thuật hoặc phẫu thuật xâm lấn miệng. Trong trường hợp tiểu đường không được kiểm soát tốt, các thủ thuật cần được trì hoãn.
(Theo Báo Sức khỏe & Đời sống)