Vết nứt, gắn sai kỹ thuật, chăm sóc không đúng cách hay do chính chất liệu răng… là những nguyên nhân khiến răng sứ trở thành nguyên nhân gây hôi miệng ở nhiều người.
Nhìn thì đẹp – ngửi… chạy mất dép
Đó là cách nói ẩn ý đầy châm biếm được “áp” cho những người bọc răng sứ kiểu cũ không may “dính” phải chứng bệnh chẳng mấy dễ chịu này. Việc bọc răng sứ tưởng như giải thoát họ khỏi nỗi ngại ngần về một hàm răng khập khiễng, bị nhiễm mà ố vàng… thì trong một số trường hợp lại dẫn họ đến một nỗi ngại ngần không kém: miệng có mùi, làm ảnh hưởng tệ hại đến giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.
Những tưởng làm răng thẩm mỹ để có thể tỏa nụ cười tươi sáng ở khắp mọi nơi thì giờ đây ở chốn đông người, họ lại phải ngậm ngùi… “ngậm miệng” cho đỡ phát ra thứ mùi khiến nhiều người khiếp đảm.
Làm sao để răng đẹp mà không hôi miệng?
Hôi miệng cũng có thể do răng sứ không được gắn sát vào chân răng, chân răng bị hở, thức ăn và vi khuẩn tích tụ vào cùi răng thật bên trong, lâu ngày phân hủy và gây ra tình trạng hôi miệng.Theo các bác sĩ nha khoa, sau khi bọc răng sứ bạn bị hôi miệng có thể do răng sứ có vết nứt hay những rãnh sần sùi làm thức ăn, vi khuẩn dễ bám vào dẫn đến hôi miệng. Các cầu răng ở ngay phần nhịp làm không đúng kỹ thuật, hở nhịp, khó vệ sinh, thức ăn dễ bị bám vào cùi răng thật bên trong các khe bên dưới gây ra mùi hôi.
Chất liệu làm nên răng sứ cũng là tác nhân quan trọng không kém. Các loại răng sứ bằng kim loại sau một thời gian sử dụng, trong môi trường miệng dưới sự tác động của nước bọt, hóa chất, vi khuẩn… răng sứ kim loại bị oxi hóa sẽ làm kích ứng cho răng thật và nướu, gây ra mùi khó chịu cho răng miệng.
Còn nguyên nhân chính yếu khác, từ chính chủ thể sở hữu bộ răng sứ đó là việc vệ sinh răng miệng không thường xuyên, không đúng cách. Răng sứ rất dễ gây nên mảng bám, nếu không vệ sinh thường xuyên rất dễ gây nên tình trạng mảng bám, gây ố vàng răng sứ và gây nên mùi khó chịu.
Loại trừ hôi miệng khi bọc răng sứ
Vệ sinh răng miệng hằng ngày đúng cách, cạo vôi và kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần, kiểm tra những bất thường có thể xảy ra trên răng miệng của bạn và điều trị kịp thời là điều cần làm số 1 đối với những người bọc răng sứ nên lưu tâm.
Bên cạnh đó, các chuyên gia nha khoa đồng khẳng định lại quan điểm: trong nha khoa nói chung, nha khoa thẩm mỹ bọc răng sứ nói riêng, công nghệ và chủ thể vận dụng công nghệ ấy đóng vài trò tiên quyết.
Răng lung linh nhưng không có biến chứng
Một địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm và chuyên sâu về phục hình tháo lắp răng sứ thẩm mỹ sẽ giảm thiểu cho bạn những lỗi sơ đẳng nhất khi bọc răng sứ như cầu răng không đúng kỹ thuật, hở nhịp, răng sứ không bám vào chân răng… những lỗi gây nên tình trạng hôi miệng cho người bọc răng thẩm mỹ.
Một mấu chốt quan trọng – Công nghệ lỗi thời, lạc hậu cũng là nguyên nhân căn bản gây nên “tai biến” hôi miệng trong kỹ thuật bọc răng sứ thẩm mỹ. Nếu lựa chọn dòng răng sứ cao cấp bằng chất liệu tiên tiến khác chứ không phải là kim loại thì sẽ hạn chế tối đa hiện tượng oxy hóa- tác nhân gây nên tình trạng hôi miệng. Hoặc răng sứ cao cấp có khả năng chống đứt gẫy và khả năng chống mài mòn cao, rất khít sát với nướu nên không gặp phải tình trạng thức ăn giắt kẽ gây hôi miệng.
Chất liệu cao cấp, cộng với công nghệ bọc răng sứ hiện đại nhiều ưu việt không những làm nên một hàm răng trắng sáng tự nhiên nhất có thể mà còn loại bỏ tối đa những “biến chứng” như hôi miệng.
Nguồn: vietnamnet.vn