Nếu bạn đang phải trải qua khoảng thời gian mất ăn mất ngủ vì con sơ sinh quấy khóc khi mọc răng thì cần nhanh chóng biết những mẹo giảm đau này.
Xem thêm >>> Chữa sâu răng sữa
Tùy vào sự phát triển của từng trẻ nhỏ mà có các giai đoạn mọc răng khác nhau, tuy nhiên thông thường nhất vẫn diễn ra trong giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi. Trẻ mọc răng có các biểu hiện như chảy dãi, sốt, bị đau, dễ cáu kỉnh và thích cắn bất kì một vật dụng gì trong tầm với.
Trẻ mọc răng thường gây cảm giác rất khó chịu nên tính khí thất thường, dễ khóc và quấy mẹ nhiều hơn. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể khắc phục nếu mẹ biết được những mẹo vặt giảm đau dưới đây:
Xoa nướu răng bằng một ngón tay sạch
Nếu bé đang trong thời kì mọc răng và quấy khóc nhiều hơn, chắc chắn là bé rất khó chịu. Cách đơn giản nhất mà mẹ có thể làm đó là dùng một ngón tay đã rửa sạch của mình và xoa nhẹ lên nướu răng của con.
Có thể dùng ngón tay hoặc băng gạc sạch và cọ nhẹ vào nướu răng cho con. Ảnh minh họa
Ngoài ra cũng có thể dùng một miếng gạc, làm ẩm và quấn chặt lấy ngón tay, từ từ xoa nhẹ lên nướu răng của bé.
Tạo cảm giác mát lạnh trong miệng
Miệng mát lạnh có thể làm giảm cơn đau khá hiệu quả.
Mẹ có thể sử dụng nhiều loại chất làm mát để làm mát nướu và miệng của bé hoặc dùng khăn lạnh, một cái thìa và xoa nhẹ vào nướu răng đều được.
Tuy nhiên mẹ cần lưu ý đến độ lạnh nên vừa phải không nên thấp quá sẽ gây hại cho răng và lợi của bé.
Cho bé ăn các thức ăn cứng
Nếu con bạn đã bắt đầu ăn dặm và có thể “đối đầu” với một số thực phẩm cứng, mẹ có thể dùng chính những thực phẩm cứng này để đối phó với tình trạng khó chịu do mọc răng ở trẻ.
Thực phẩm cứng có thể làm giảm cơn đau do mọc răng ở trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa
Chẳng hạn đưa cho bé một lát dưa chuột, cà rốt hoặc bánh quy để cắn. Áp lực mạnh có thể giúp bé giảm đau. Các loại rau củ quả được làm mát nhẹ sẽ tăng hiệu quả lên gấp 2 lần.
Tuy nhiên mẹ cần phải quan sát con thường xuyên để tránh hóc nghẹn.
Lau nước dãi
Trẻ sơ sinh có xu hướng chảy nước dãi nhiều khi mọc răng. Tuy nhiên, nếu quá nhiều nước dãi trong miệng có thể gây kích ứng da, khô miệng.
Vì thế, hãy lau nước dãi cho con bằng khăn sạch bất cứ khi nào mẹ thấy dãi chảy. Có thể xoa một chút kem dưỡng da (an toàn cho trẻ sơ sinh) để ngăn không cho da bị khô đều tốt.
Nước dãi càng nhiều trẻ càng cảm thấy đau và khó chịu. Ảnh minh họa
Nguồn: eva.vn