Giải pháp đơn giản cho răng ê buốt

Thống kê cho thấy hơn 90% người Việt đang gặp phải các vấn đề về răng miệng. Đáng chú ý hơn, hầu hết các vấn đề răng miệng đều có diễn tiến âm thầm, không nguy hiểm và không gây đau tức thời nên thường được phát hiện muộn.

Các vấn đề răng miệng:

Thống kê cho thấy hơn 90% người Việt đang gặp phải các vấn đề về răng miệng. Đáng chú ý hơn, hầu hết các vấn đề răng miệng đều có diễn tiến âm thầm, không nguy hiểm và không gây đau tức thời nên thường được phát hiện muộn. Thêm vào đó nhiều người chủ quan, tự chăm sóc răng miệng theo cách riêng khiến vấn đề trở nên nguy hiểm hơn.

Sâu răng: Đây là tình trạng phổ biến nhất về răng do những thay đổi trong lối sống, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và tuổi thọ trung bình cao. Ba yếu tố quan trọng gây sâu răng là vi khuẩn, đường (trong thức ăn) và thời gian. Nếu không giải quyết kịp thời, sâu răng sẽ gây viêm tủy và phát sinh ra các biến chứng như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương, viêm hạch…

Nha chu: Ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ răng, làm tiêu xương ổ răng, lệch răng, gãy răng… nha chu còn gây hôi miệng. Nha chu còn gây biến chứng như làm đau vùng thái dương, gây khó khăn trong việc ăn uống, dễ dẫn đến đau dạ dày.

Viêm lợi: viêm lợi sinh ra do vi khuẩn ở trong mảng bám răng hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Vi khuẩn ở mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Không những thế khi bạn có dấu hiệu lợi đỏ và sưng phồng bạn có nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm. Nếu bệnh viêm lợi xảy ra thường xuyên thì khả năng bạn bị mắc các bệnh về tim mạch tương đối cao.

Viêm nướu: Khi bị viêm nướu, bệnh nhân thường ngại đau, không vệ sinh răng miệng kỹ càng tạo điều kiện cho bệnh nha chu phát triển. Các bác sĩ cho biết vệ sinh răng miệng là bước cơ bản quyết định sự thành công trong việc ngăn ngừa viêm nướu.

Chảy máu chân răng: Chảy máu chân răng đôi khi xuất hiện từ việc thiếu máu hoặc do mảng bám, thiếu vitamin K hoặc C, hay do sự thay đổi hoóc môn. Việc chảy máu liên tiếp rõ ràng là một dấu hiệu bất ổn cần phải được kiểm tra. Các nha sĩ sẽ buột bạn đi sét nghiệm để loại trừ những nguyên nhân liên quan đến các căn bệnh như bạch cầu, tiểu đường, tim mạch…

Ngoài những vấn đề nói trên, một trong những vấn đề về răng miệng phổ biến hiện nay cần sự chú ý từ cộng đồng đó là răng nhạy cảm.

Răng nhạy cảm: hay còn gọi là răng ê buốt đang là cấn đề răng miệng phổ biến hiện nay. Người có răng nhạy cảm sẽ bị cảm giác ê buốt một cách khó chịu ở răng khi ăn uống những loại thực phẩm nóng lạnh, ngọt hoặc đồ ăn có tính axit. Vì không gây nguy hiểm tức thời nên khi bị răng ê buốt mọi người thường chịu đựng và bỏ qua và đấy cũng là tiền đề dẫn đến các tổn thương về răng miệng khác.

Khi răng bị ê buốt, bạn sẽ cảm thấy ê răng và khó chịu khi chải răng. Vì vậy, bạn sẽ có khuynh hướng không chải hoặc chải lướt qua vùng răng ê buốt. Nếu việc này diễn ra trong thời gian dài, sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng, mảng bám và viêm nướu

Bạn có đã quan tâm đúng mức tới răng ê buốt?

Chia sẻ của Tân Quán Quân Master Chef Hoàng Minh Nhật cho biết, “Răng của Nhật bị ê buốt khi nếm và thưởng thức thức ăn trong một thời gian dài, cho đến khi đi gặp nha sĩ Nhật mới biết mình bị răng nhạy cảm.”

“Giải pháp đơn giản nhất nha sĩ khuyên là Nhật nên chuyển sang dùng kem đánh răng chuyên dụng. Từ đây, Nhật đã có thể đem lại những món ăn yêu thích trở về với thực đơn hàng ngày” – Nhật cũng chia sẻ thêm.

Cũng như chị Hoàng Minh Nhật, đa số người Việt đã âm thầm chịu đựng cơn đau răng, nhưng họ lại không biết đến những biện pháp đơn giản có thể giúp giảm ê buốt răng vô cùng hiệu quả. Họ hầu như cho qua những cơn ê buốt răng đến rồi đi đó, nhưng họ không biết rằng trong khoảng thời gian dài, răng ê buốt có nguy cơ rất cao dẫn đến các bệnh về răng miệng nghiêm trọng hơn.

Cách chăm sóc răng ê buốt tốt nhất sẽ phòng ngừa những cơn ê buốt răng đến bất ngờ, cũng như đem đến sức khỏe răng miệng bạn tốt hơn.

Bí quyết chăm sóc răng ê buốt:

– Chọn bàn chải đánh răng chuyên dụng cho răng ê buốt. Sử dụng bàn chải đúng kích cỡ, lông mềm.

– Vệ sinh răng đúng cách. Đánh răng nhẹ nhàng và thời gian đánh răng nên trong vòng 2-3 phút/lần dánh.

– Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng cho răng ê buốt.

– Hạn chế ăn đồ ngọt, uống nhiều nước có gas, các món thức ăn chua.

– Súc miệng bằng dung dịch chứa nhiều fluoride.

– Kiểm tra răng định kì với nha sĩ của bạn

* Thông tin chuyên ngành trong bài được tham khảo từ cuốn Cẩm nang hướng dẫn chăm sóc răng ê buốt (NXB Y học, giấy phép xuất bản số 12-2014/CXB/93-192/YH, cấp ngày 18/4/2014)

Nguồn 24h

Comments

comments